1. Van báo cháy là gì?
Van báo cháy (Alarm valve), hay còn được gọi là van báo động, van báo động chống cháy… Đây là một thiết bị vô cùng quen thuộc và có vai trò không thể thiếu trong các hệ thống chữa cháy tại các khu sản xuất, khu dân cư, chung cư, tòa nhà cao tầng, những nơi công cộng…
Thiết bị này thuộc nhóm van một chiều, tức là chỉ cho phép dòng lưu chất theo một hướng duy nhất mà không thể quay ngược lại. Chức năng này nhằm giúp bảo vệ các thiết bị khác trong hệ thống không bị hư hỏng, đồng thời ngăn chặn hiện tượng nước chảy ngược gây thất thoát lưu chất. Chúng có cơ chế hoạt động hoàn toàn tự động bằng áp lực dòng chảy nên không phụ thuộc vào bất cứ tác động ngoại lực nào, giúp tiết kiệm được nhiều tài nguyên.
Nhiệm vụ chính của loại van này là báo động khi có sự cố cháy xảy ra, ở đầu thiết bị được lắp đặt một bộ phận cảm biến. Khi có hỏa hoạn, hệ thống chữa cháy sẽ được tự động kích hoạt và phun nước để ứng phó, van nhận được áp lực dòng chảy sẽ tự động phát chuông báo động để cảnh báo đến mọi người.
Van báo cháy thường được làm bằng nhiều loại vật liệu như inox, gang, đồng, thép… Mỗi loại sẽ có những tính chất riêng biệt khác nhau để thích nghi với từng điều kiện môi trường. Trong đó, chất liệu gang là được sử dụng nhiều nhất, loại chất liệu này có độ bền tốt và giá thành tương đối phù hợp. Bên ngoài được phủ một lớp sơn màu đỏ đặc trưng của ngành chữa cháy để có thể dễ dàng phân biệt với các loại van thông thường khác.
Vì làm việc trong lĩnh vực chữa cháy, một lĩnh vực quan trọng và chịu trách nhiệm to lớn trong việc bảo vệ tài sản và tính mạng của người sử dụng. Chính vì vậy, quy trình sản xuất loại van này phải tuân thủ nhiều tiêu chuẩn nhất định, đặc biệt là tiêu chuẩn UL/FM quan trọng của ngành chữa cháy.
Những thiết bị chữa cháy thường được lắp đặt ở nhiều nơi, kể cả ngoài trời với tư cách là thiết bị dự phòng, chúng không được sử dụng thường xuyên và không được mọi người chú ý tới, chính vì vậy, các thiết bị này được thiết kế rất chắc chắn, không bị ăn mòn hay gỉ sét do các tác nhân thời tiết và bụi bẩn gây ra.
Có rất nhiều rủi ro nếu không sử dụng van báo cháy như:
- Khi không có van báo động, hệ thống chữa cháy sẽ tự động kích hoạt, lượng nước phun ra rất nhiều mà không được kiểm soát và phát hiện sẽ làm hư hỏng và hao mòn thiết bị, ngoài ra còn thất thoát một lượng nước lớn.
- Không có hệ thống báo cháy, người trong khu vực cháy sẽ không phát hiện ra sự cố và rời khỏi nơi nguy hiểm, lực lượng chữa cháy cũng không ứng biến kịp thời, đến khi đám cháy trở nên lớn hơn thì đã gây ra thiệt hại rất lớn cả về người và của. Chính vì vậy, van báo cháy rất quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến sự an toàn tính mạng và bảo vệ tài sản.
2. Cấu tạo của van báo cháy
Van báo cháy có rất nhiều loại, mỗi loại sẽ có những kiểu thiết kế khác nhau. Tuy nhiên, cho dù đến từ thương hiệu nào và chất liệu ra sao thì chúng đều được cấu tạo bằng các bộ phận dưới đây:
- Thân van: Là một bộ nằm ở bên ngoài, có chức năng là một lớp vỏ bảo vệ và cố định các thành phần bên trong van, hai đầu thân van được thiết kế với các vòng ren hoặc lắp bích để kết nối chắc chắn với các đường ống.
- Đồng hồ đo áp suất: Đây là một bộ phận quan trọng để kiểm soát áp suất chênh lệch trong hệ thống, bởi trong quá trình hoạt động, áp lực dòng chảy có thể sinh ra lượng áp suất lớn, nếu xảy ra hiện tượng quá tải sẽ gây ra những rủi ro lớn, vì vậy, đồng hồ áp suất sẽ giúp phát hiện tình trạng này để người sử dụng sẽ có những hướng giải quyết phù hợp.
- Chuông nước: Đây là bộ phận báo động của van, khi xảy ra sự cố cháy, áp lực dòng nước sẽ làm cho bộ phận cảm ứng bị kích hoạt và làm cho chuông nước phát ra âm thanh cảnh báo, nhờ đó mà mọi người có thể nhanh chóng phát hiện và rời khỏi khu vực nguy hiểm và lực lượng chữa cháy có mặt kịp thời để giải quyết tình hình.
- Công tắc áp suất: Vì đây là một loại van 1 chiều, hoạt động hoàn toàn tự động bằng áp lực của lưu chất nên đôi khi người sử dụng sẽ không thể kiểm soát được tình trạng đóng, mở của van. Chính vì vậy, công tắc áp suất sẽ có chức năng báo hiệu khi có dòng chảy hay áp suất trong hệ thống bằng tín hiệu on/off, điều này sẽ giúp người sử dụng dễ dàng kiểm soát và ngăn chặn kịp thời những sự cố không mong muốn xảy ra.
3. Nguyên lý hoạt động của van báo cháy
Van báo cháy là một thiết bị không thể thiếu, được lắp đặt ở hầu hết các hệ thống ống cấp nước tại vị trí máy bơm. Nguyên lý hoạt động của van báo cháy cũng tương tự như các loại van 1 chiều khác, vận hành hoàn toàn tự động bằng áp lực của dòng chảy lưu chất.
Khi ở trạng thái bình thường, van sẽ đóng, bên trong thân van sẽ không có lưu chất đi qua, vì vậy áp lực hệ thống luôn trong trạng thái cân bằng.
Khi xảy ra sự cố cháy nổ, bộ phận cảm ứng nhiệt của hệ thống phòng cháy chữa cháy sẽ tự động phát hiện, sau đó máy bơm sẽ tự động được kích hoạt để bơm nước vào hệ thống. Áp lực của dòng chảy từ máy bơm sẽ làm cho van được mở ra, đồng thời rẻ theo nhiều hướng đến các bộ phận khác như đồng hồ đo áp suất, công tắc áp lực và chuông nước.
Áp lực dòng chảy sẽ làm cho các bộ phận đó nhận biết được sự thay đổi trong hệ thống. Từ đó, công tắc áp lực sẽ hiện trạng thái ON, đồng hồ áp suất sẽ thể hiện được sự biến đổi áp suất và chuông báo sẽ bắt đầu kêu lên để cảnh báo với mọi người.
Khi mọi thứ đã đạt đến một giá trị nhất định, máy bơm sẽ ngừng lại để ngắt nước hoàn toàn, lúc này van sẽ tự động đóng lại ngăn chặn không cho dòng nước chảy ngược lại máy bơm với áp lực lớn. Khi không còn áp lực dòng chảy, chuông báo sẽ hoàn toàn ngừng kêu và áp suất hệ thống sẽ trở lại giá trị bình thường.
4. Phân loại van báo cháy
Van báo động có rất nhiều loại, nhưng dựa vào một số tiêu chí như chức năng hay lắp đặt, chúng được phân thành các loại sau:
Phân loại van báo động theo chức năng
Dựa theo chức năng, van báo động gồm 2 loại chính: Van báo động dạng ướt và van báo động dạng khô.
- Van báo động dạng ướt (Wet Alarm Valve): Đây là loại van chữa cháy quen thuộc và được sử dụng rất nhiều để kiểm soát dòng chảy của nước trong hệ thống chữa cháy. Chúng thường được lắp đặt ở các đầu máy bơm và hoạt động nhờ vào áp lực của dòng chảy của lưu chất.
- Van báo động dạng khô (Dry Alarm Valve): Van báo động dạng khô thường được sử dụng cho các khu vực có nhiệt độ thấp, thường dưới -4 độ C để ngăn chặn các sự cố thuộc về đóng băng. Chúng thường được sử dụng ở các bãi đỗ xe, các kho sưởi ấm, các khu vực trống trải trên mái nhà… Khi hoạt động, van sẽ kích hoạt để hệ thống thổi ra một lượng khí nitơ và khí nén để làm khô khu vực cần bảo vệ.
Phân loại theo kiểu lắp đặt
Dựa theo phương thức lắp đặt, van báo động được chia thành 2 loại chính là van báo động lắp kiểu dọc và van báo động lắp kiểu ngang:
- Van báo động lắp kiểu dọc: Là loại van được lắp trong các đường ống theo chiều thẳng đứng, lưu chất sẽ lưu thông theo chiều từ trên xuống hoặc từ dưới lên.
- Van báo động lắp kiểu ngang: Là loại van được lắp đặt ở các đường ống theo chiều ngang, kiểu này thì lưu chất sẽ lưu thông dễ dàng và thuận tiện hơn kiểu dọc.
5. Ưu điểm của van báo cháy
Như đã nói, van báo cháy có vai trò rất quan trọng trong các hệ thống chữa cháy để giúp quá trình phát hiện và xử lý sự cố cháy được diễn ra nhanh chóng, thuận tiện. Đây là một thiết bị đáng tin cậy và được tin tưởng sử dụng ở hầu hết các hệ thống nhờ vào những tính năng vượt trội. Những ưu điểm của thiết bị này có thể kể đến như:
- Có khả năng phát hiện và thông báo kịp thời các sự cháy xảy ra nhờ vào bộ phận cảm ứng.
- Bộ phận chuông báo giúp người trong khu vực xảy ra cháy nhanh chóng rời khỏi vị trí nguy hiểm.
- Hạn chế đến mức thấp nhất những thiệt hại về người và của.
- Van hoạt động nhưng không làm ảnh hưởng đến các thiết bị cùng được lắp đặt trên hệ thống.
- Có thiết kế chắc chắn, đảm bảo các tiêu chuẩn quốc tế về lĩnh vực phòng cháy chữa cháy.
- Được phủ một lớp sơn bảo vệ bên ngoài để van không bị hư hỏng, ăn mòn hay oxy hóa do các tác nhân của môi trường.
- Tuổi thọ sử dụng lâu dài, thời gian có thể lên đến hàng chục năm.
- Hoạt động ổn định, hiệu quả, thường không xảy ra các sai sót trong quá trình sử dụng.
- Van 1 chiều hoạt động hoàn toàn bằng áp lực dòng chảy, giúp tiết kiệm được nhiều năng lượng vận hành.
- Lắp đặt nhanh chóng, dễ dàng, giá thành hợp lý, tiết kiệm được nhiều chi phí bảo dưỡng, sửa chữa.
6. Ứng dụng của van báo cháy
Van báo cháy được lắp đặt gần đầu máy bơm của các hệ thống phòng cháy chữa cháy, chúng được ứng dụng ở nhiều nơi như:
- Các khu công nghiệp, khu sản xuất.
- Khu dân cư, chung cư, tòa nhà cao tầng…
- Những nơi công cộng, tập trung đông dân cư như trường học, rạp chiếu phim, trung tâm thương mại, bệnh viện, đường phố…
- Các nhà kho chứa hàng, nhất là các loại máy móc, thiết bị, hàng hóa dễ cháy…
- Ứng dụng trong các nhà máy hóa chất, phòng nghiên cứu…
- Sử dụng trong các nhà máy thủy điện, nhiệt điện, các nhà máy năng lượng…
- Ngành công nghiệp khai thác.
- Các hệ thống hơi, khí nén, nồi hơi, lò hơi, nồi hấp, nồi sấy…
- Sử dụng trong các hệ thống chữa cháy tại các hộ gia đình.
7. Lắp đặt van báo cháy như thế nào?
Quy trình lắp đặt van báo động vô cùng đơn giản, tuy nhiên, nếu muốn thiết bị hoạt động được ổn định và mang đến hiệu quả chính xác nhất, khi lắp đặt chúng ta cũng phải tuân thủ một số yêu cầu sau:
Trước khi lắp đặt:
- Lựa chọn được loại van có kích thước và phương thức kết nối phù hợp với hệ thống.
- Chuẩn bị các loại phụ kiện đi kèm như mặt bích, gioăng làm kín, bulông, tua vít… đầy đủ.
- Ngắt kết nối hoàn toàn hệ thống và làm sạch đường ống trước khi tiến hành lắp đặt.
- Làm sạch thân van, kiểm tra lại các bộ phận bên trong có bị lỗi hay không.
Tiến hành lắp đặt:
- Lắp đặt van theo đúng hướng thiết bị và hệ thống.
- Lắp đặt theo thứ tự từ van báo động, đồng hồ đo áp suất, công tắc áp suất rồi đến chuông báo.
- Lắp đặt buồng hãm nếu áp suất hệ thống thay đổi, còn ngược lại thì không cần.
- Kết nối chuông báo với đường dây động cơ.
- Tiến hành vặn siết các thiết bị, phụ kiện nối, gioăng làm kín cho đến khi chắc chắn hoàn toàn.
Sau khi lắp đặt:
- Sau khi lắp đặt, hãy kiểm tra một lượt xem thiết bị được gắn hết đầy đủ chưa, các mối nối đã kết nối chắc chắn chưa.
- Tiến hành xả van để kiểm tra cảnh báo có hoạt động nhạy không, âm thanh cảnh báo có đủ lớn không.
- Quan sát xem van có xảy ra tình trạng rò rỉ, nếu có thì kiểm tra lại vị trí và sửa chữa cho đến khi không còn rò rỉ nữa.
- Nếu đã đáp ứng hết những điều trên, thiết bị có thể được đưa vào hoạt động chính thức.
8. Những lưu ý khi lắp đặt và sử dụng van báo cháy
Sau khi lắp đặt, nếu muốn van có thể giữ được độ nhạy và khả năng làm việc tốt, cần phải có phương thức bảo trì và sử dụng chúng đúng cách:
- Hãy mở kết nối để kiểm tra chúng thường xuyên, điều này sẽ giúp cho van báo động phát ra âm thanh, như vậy có thể xác định được chuông báo có còn hoạt động.
- Vệ sinh đường ống định kỳ, kiểm tra xem đường ống hệ thống có bị tắc nghẽn gây cản trở dòng chảy của lưu chất hay không, nếu dòng nước chảy ra với áp lực lớn và không bị giảm lưu lượng thì đường ống hoàn toàn bình thường.
- Kiểm tra các van xả, đóng có còn hoạt động tốt hay không.
- Các thiết bị như đồng hồ đo áp suất, công tắc áp suất có hoạt động hiệu quả, đưa ra số liệu có nhanh chóng và chính xác hay không.
- Nếu van đang đóng vẫn có nước chảy rò rỉ liên tục thì hãy thực hiện sửa chữa ngay lập tức.
Tư vấn, bán hàng Tel/Zalo: 0912 426 152