1. Van cổng tín hiệu điện là gì?
Van cổng tín hiệu điện (van cổng kèm công tác giám sát) là loại van cổng đặc biệt. Cấu tạo van tương tự như các loại van cổng vận hành cơ thông thường nhưng được gắn thêm bộ phận cảm biến, còn được gọi là công tác giám sát. Bộ phận này truyền tín hiệu đóng/ mở của van về trung tâm điều khiển để có thể dễ dàng nhận biết trạng thái hoạt động của thiết bị.
Thực tế, một số hệ thống có diện tích lắp đặt rất hạn chế, vị trí quá cao hoặc quá thấp. Vị trí lắp đặt không thuận lợi dẫn đến khó khăn trong việc xác định trạng thái đóng – mở của van. Van cổng kèm công tác giám sát ra đời để có thể giám sát được trạng thái của van dù ở vị trí gần hay xa.
Van cổng tín hiệu thường được làm bằng gang cầu, tuy nhiên cũng có nhiều loại được chế tác bằng inox và thép. Dựa vào đặc tính của chất liệu và yêu cầu trong từng hệ thống, có thể dễ dàng lựa chọn loại van cổng kèm công tác giám sát phù hợp.
2. Cấu tạo, nguyên lý của van cổng tín hiệu điện
Nhìn chung, van cổng tín hiệu điện có cấu tạo tương tự như các loại van cổng thông thường. Điểm khác biệt duy nhất là có thêm bộ phận cảm biến. Khi có dòng điện chạy qua, hệ thống sẽ phản hồi lại trung tâm điều khiển van đang ở trạng thái đóng hoặc mở. Mỗi thương hiệu sẽ thiết kế bộ cảm biến khác nhau nhưng về cơ bản đều có cùng nguyên lý.
Cấu tạo của van cổng tín hiệu điện:
- Thân van, nắp van
- Cánh van
- Trục van (ty van)
- Tay van
- Mặt bích
- Gioăng làm kín
- Công tắc giám sát
Công tác giám sát của van cổng tín hiệu điện được sản xuất theo tiêu chuẩn ISO 7259:1998, lấy tín hiệu từ lõi nam châm cung cấp. Thiết bị này thường được lắp ở phần nắp van hoặc ty van để có thể truyền tín hiệu về trung tâm điều khiển cho biết trạng thái đóng – mở của van.
4. Ứng dụng của van cổng tín hiệu điện
Lắp đặt van cổng kèm công tắc giám sát mang đến rất nhiều tiện ích cho quá trình vận hành của hệ thống. Nếu như việc vận hành và giám sát van cổng thông thường không thể thực hiện ở một số vị trí thì với thiết bị này, có thể giám sát trạng thái đóng – mở của van ở bất cứ vị trí nào. Từ những nơi khuất, vị trí quá cao hoặc quá sâu cho đến những khu vực có diện tích hạn chế.
Với những tiện ích mang lại, thiết bị van cổng này có những ứng dụng rộng rãi như sau:
- Hệ thống phòng cháy chữa cháy
- Hệ thống cấp nước
- Hệ thống phun nước tự động
- Lắp đặt trong hệ thống chứa hơi, khí
- Lắp đặt trong nhà máy lọc dầu, nhớt
- Sử dụng trong hệ thống nhà máy thủy điện, nhiệt điện, hệ thống chứa lưu chất dạng bột
5. Ưu nhược điểm của van cổng tín hiệu điện
Mỗi loại van công nghiệp đều sẽ có những ưu nhược điểm riêng. Để hiểu rõ về loại van cổng này, bạn đọc có thể tham khảo thông tin sau, qua đó dễ dàng chọn lựa loại van phù hợp với hệ thống, môi trường, nhiệt độ, áp suất,…
Ưu điểm của van cổng kèm công tắc giám sát:
- Ưu điểm lớn nhất của loại van này là có thể truyền tín hiệu về trung tâm điều khiển giúp giám sát trạng thái đóng – mở của van một cách nhanh chóng, chính xác.
- Van được chế tạo bằng gang và inox có độ bền cao, chịu được ngoại lực
- Có thể lắp đặt ở những vị trí khó quan sát, khuất, vị trí có diện tích nhỏ hẹp bị hạn chế khi thao tác
- Van có nhiều kích cỡ, đa dạng về chất liệu, dạng kết nối
- Hiệu quả trong việc kiểm soát và điều tiết lưu chất trong hệ thống
- Van đóng – mở nhanh và chính xác
Nhược điểm của van cổng kèm công tắc giám sát:
Bên cạnh ưu điểm, van cổng tín hiệu điện cũng có một số hạn chế như:
- Thời gian đóng mở chậm do vẫn phải vận hành bằng tay
- Kích thước van khá lớn từ DN50 trở lên nên không phù hợp với hệ thống đường ống nhỏ
5. Hướng dẫn lắp đặt và sử dụng
Cách lắp đặt
- Trước khi lắp đặt van vào hệ thống đường ống chúng ta cần các vật dụng như: Bulong, ốc vít, cờ lê.
- Bước tiếp theo xác định ví trí lắp của van và tiên hành đặt van cổng tín hiệu điện wonil hàn quốc vào giữa 2 mặt bích của đường ống, sao cho thân van và đường ống nằm đồng đều và không bị lệch, các lỗ bắt bulong cần đối xứng nhau.
- Đặt bulong vào từng lỗ liên kết giữa đường ống và van cổng mặt bích sau đó dùng cờ lê siết chặt, khi siết lưu ý tránh siết chặt quá sẽ gây biến dạng bulong ảnh hưởng đến bảo dưỡng sau này.
- Sau khi lắp đặt xong thực hiện chạy thử nghiệm trước khi đưa vào vận hành chính thức.
Cách sử dụng
Sau khi lắp đặt van vào hệ thống đường ống, lúc này van đang ở trạng thái đóng, công tắc giám sát đang hiển thị OFF, để mở thiết bị ta dùng lực xoay bộ phận vô lăng theo hướng ngược chiều kim đồng hồ đến khi không quay được nữa thì đồng nghĩa với việc thiết bị đang được mở hoàn toàn. Lúc này công tắc hành trình cũng sẽ đổi trạng thái từ OFF sang ON
Để đóng van ta quay vô lăng theo hướng cùng chiều kim đồng hồ, van sẽ về trạng thái ban đầu. Một số lưu ý khi thực hiện thao tác đóng mở, nếu lưu chất đang chảy dưới dòng nước có áp suất cao, mạnh thì việc đóng mở nên thực hiện nhanh và dứt khoát, không nên mở 1 nửa, mở không hoàn toàn sẽ ảnh hưởng đến đĩa van do lực ma sát của dòng chảy, lâu dần đĩa van bị mòn dẫn đến tình trạng bị hở, rò rỉ lưu chất.
Tư vấn, bán hàng Tel/Zalo: 0912 426 152