Van xả áp an toàn là loại thiết bị chuyên sử dụng trong các hệ thống đường ống để xả áp lực khi áp lực của lưu chất đột ngột tăng cao. Quá trình xả áp diễn ra tự động theo một thông số đã cài đặt sẵn trên van. Van xả áp an toàn hay người ta còn gọi là van an toàn giúp cho hệ thống đường ống và các thiết bị sử dụng được an toàn khi có hiện tượng tăng áp lực. Van sẽ tự động xả áp đến khi nào áp lực của hệ thống giảm bằng hoặc nhỏ hơn van thì van sẽ tự động đóng lại.
1. Cấu tạo, nguyên lý hoạt động.
Cấu tạo:
Thân van.
Chất liệu sản xuất: inox, gang hoặc đồng có khả năng chịu áp lực, nhiệt độ cao với nhiệm vụ chính là bảo vệ các bộ phận khác bên trong. Thân van kết nối với đường ống dạng lắp ren hoặc lắp bích tùy thuộc kích cỡ của đường ống và vị trí cần lắp đặt van.
Đĩa van.
Được chế tạo bằng vật liệu inox hoặc thép không gỉ mạ crom có đặc tính chống ăn mòn tốt, độ bền cao. Là bộ phận tiếp xúc trực tiếp và thực hiện đóng, mở dòng chảy lưu chất.
Lò xo đàn hồi.
Là bộ phận giúp điều chỉnh, đặt áp suất định mức, áp suất an toàn cho hệ thống. Với cơ chế hoạt động tạo ra lực đàn hồi tác động lên đĩa van, khi áp lực dòng chảy không thắng được lực đàn hồi của lò xo van sẽ đóng. Còn khi áp lực của hệ thống thắng áp lực lò xo, van sẽ mở để xả áp.
Ốc điều chỉnh áp suất.
Được thiết kế ở phần trên cùng của van, dưới phần nắp chụp, kiểu kết nối lắp ren để tiện lợi cho quá trình điều chỉnh áp suất.
Tay giật.
Có một số loại sẽ có bộ phận này và một số loại không có, với chức năng chính giúp người vận hành có thể tự điều khiển quá trình xả áp của van khi cần thiết không cần chờ đến khi quá áp.
Nguyên lý hoạt động:
Ở trạng thái bình thường, áp suất ở mức cân bằng van sẽ luôn trong trạng thái đóng. Khi áp suất đầu vào đột ngột tăng cao vượt ngưỡng cài đặt ban đầu, lực đẩy của áp lực sẽ thắng lực đàn hồi của lò xo và đẩy đĩa van lên cao, lò xo bị nén lại. Lúc này cửa xả của van sẽ được mở ra. Và lưu chất sẽ theo cửa xả thoát ra ngoài(có thể thiết kế ống dẫn từ cửa xả quay lại bể chứa nhằm tránh thất thoát lưu chất). Việc xả bớt lưu chất ra khỏi hệ thống ống dẫn đồng nghĩa xả bớt áp lực trong đường ống. Khi áp lực trở về phạm vi cài đặt thì lực đàn hồi lò xo sẽ đẩy đĩa van đi xuống và che lại cửa xả, ngăn không cho lưu chất thoát ra
2. Hướng dẫn lắp đặt van xả áp an toàn.
Chọn vị trí lắp đặt: Lựa chọn vị trí lắp đặt sao cho van xả áp an toàn có thể dễ dàng tiếp cận và quan sát. Nó thường được đặt ở trên các đường ống hoặc bồn chứa chứa chất lỏng hoặc khí áp suất cao.
Xác định áp suất xả áp an toàn: Trước khi lắp đặt, bạn cần xác định áp suất an toàn tối đa mà van phải bảo vệ. Điều này phụ thuộc vào loại hệ thống và các yêu cầu cụ thể.
Chuẩn bị kích thước và loại van: Chọn loại van xả áp phù hợp với loại chất lỏng hoặc khí bạn đang xử lý. Đảm bảo rằng van có khả năng chịu được áp suất và nhiệt độ của hệ thống.
Lắp đặt van: Sau khi chọn loại van phù hợp, bạn cần lắp đặt nó vào hệ thống. Đảm bảo rằng van được lắp đặt đúng cách và được gắn chặt vào đường ống hoặc bồn chứa.
Kết nối bộ xả áp: Van xả áp an toàn thường đi kèm với một bộ xả áp, nơi áp suất cần xả áp được thiết lập. Bộ xả áp này cần được kết nối đúng cách với van.
Kiểm tra và bảo trì: Sau khi lắp đặt, bạn cần thường xuyên kiểm tra và bảo trì van xả áp an toàn. Điều này bao gồm kiểm tra tính trạng hoạt động của van và bộ xả áp, thay thế van nếu cần thiết và đảm bảo rằng chúng hoạt động đúng cách.
3. Các lỗi thường gặp và cách khắc phục.
Lắp đặt không đúng vị trí: Van xả áp an toàn cần được đặt ở vị trí chiến lược để đảm bảo rằng nó hoạt động hiệu quả. Lắp đặt không đúng vị trí có thể dẫn đến vấn đề về an toàn và hiệu suất.
Không xác định áp suất an toàn đúng cách: Một trong những lỗi phổ biến là không xác định áp suất an toàn một cách chính xác. Điều này có thể dẫn đến việc van xả áp không hoạt động khi cần thiết hoặc hoạt động quá sớm.
Chọn loại van không phù hợp: Sử dụng loại van không phù hợp cho môi trường hoặc loại chất lỏng/khí có thể gây ra vấn đề. Điều này có thể dẫn đến hỏng hóc và mất hiệu suất.
Lắp đặt không đúng cách: Lắp đặt van xả áp không đúng cách, như không đảm bảo kín khít, có thể gây rò rỉ hoặc hoạt động không hiệu quả.
Bộ xả áp không hoạt động đúng cách: Bộ xả áp được sử dụng để đặt áp suất xả áp. Nếu bộ xả áp không hoạt động đúng cách, áp suất an toàn sẽ không được điều chỉnh một cách chính xác.
Thiếu kiểm tra và bảo trì định kỳ: Van xả áp an toàn cần được kiểm tra và bảo trì định kỳ để đảm bảo rằng nó hoạt động đúng cách. Thiếu kiểm tra và bảo trì có thể dẫn đến van không hoạt động khi cần thiết.
4. Ưu nhược điểm của sản phẩm.
Ưu điểm:
- Hoạt động mở và đóng tự động nhờ áp lực lưu chất trong hệ thống tác động.
- Xả bớt áp lực trong hệ thống ra để bảo vệ.
- Có nhiều dạng kết nối như ren trong, ren ngoài, mặt bích.
- Sử dụng cho nhiều môi trường nước, dầu, khí, gas, hơi nóng, hóa chất.
- Có thể lắp dạng đứng, nghiêng, chèo, ngang.
- Có nhiều dạng vật liệu inox, gang, thép, đồng.
- Chịu được áp suất cao lên tới 100 bar.
- Chịu được nhiệt cao lên tới 250 độ C.
Nhược điểm:
- Không dùng được cho hóa chất ăn mòn đập đặc.
- Van an toàn không phải là dòng van giảm áp.
- Van an toàn không dùng để điều tiết lưu lượng.
- Van an toàn không dùng cho chất dạng bột, hạt rắn.
- Van an toàn không thể ngâm trong nước, không ngâm trong chất lỏng.
5. Ứng dụng
- Ứng dụng trong các hệ thống cấp thoát lưu chất nước thông thường, các hệ thống dẫn nước, đường ống trong khu dân cư, các hệ thống nhà máy sản xuất,…
- Ứng dụng cho các hệ thống khí hơi, các hệ thống khí nén, hơi nóng tại các lò hơi, nồi hơi trong khu công nghiệp, hệ thống dân sinh,…
- Ứng dụng trong các hệ thống lưu chất cao áp lên đến 25bar, 40bar,…
- Ứng dụng trong hệ thống có nhiệt độ cao như 100 độ C, 200 độ C, 400 độ C,…
- Ứng dụng trong các hệ thống nước biển, muối, các lưu chất ăn mòn như axit, bazo,…
Tư vấn, bán hàng Tel/Zalo: 0912 426 152